Site icon Phong thủy Natu

Hướng dẫn cúng ông táo ở đâu sẽ mang lại bình an sung túc

Rate this post

Theo nhân gian, ông Công, ông Táo hay còn được gọi là Táo Quân thường được cúng vào ngày 23 tháng 12 Âm lịch hằng năm. Vậy chủ nhà nên cúng ông táo ở đâu? Phong Thủy Natu và bạn đọc cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Phong tục cúng ông Công, ông Táo và câu hỏi cúng ông táo ở đâu?

Mỗi năm vào các ngày giáp Tết âm lịch, vào ngày 23 tháng Chạp là các gia đình người Việt chúng ta lại sửa soạn lễ cúng Táo công để tiễn các ông về trời báo cáo với Ngọc hoàng về các công việc trong năm của gia đình ở dưới hạ giới. 

cung ong tao o dau

Hướng dẫn cúng ông táo

Tại sao lại có ngày cúng ông Táo? Thần Táo Quân theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ xưa được hiểu là có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ, bắt nguồn từ sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Nhưng người dân chúng ta xưa nay vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo. 

Chính vì vậy mà vào ngày này thường có lễ cúng ông Công ông Táo được các gia chủ chuẩn bị rất thịnh soạn. Tại sao lại có ngày cúng ông Táo? 

Tết sắp đến, bạn đã biết Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần phải có những gì chưa?

Để chuẩn bị cho mùng 1 tết thì Văn khấn mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024 là điều không thể bỏ qua

Cúng ông công ông táo ở đâu trong nhà, đặt mâm cúng hướng nào? 

Xưa nay các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên. Nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Táo là 3 vị đứng đầu để trông coi việc bếp núc trong gia đình; còn ông Công là vị thần để cai quản đất đai trong nhà. 

Ngày 23 tháng Chạp là lễ cúng để tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc  gộp chung để cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, riêng ông Táo phải được cúng ở bếp, còn ông Công sẽ được cúng trên bàn thờ chính trong nhà cùng với gia tiên. 

Cúng ông công ông táo ở đâu là đúng? Theo truyền thống dân gian, bàn thờ ông Táo đặt trong bếp, gia chủ có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện sự tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần mong muốn ông giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa và sung túc.

Với những gia đình không có ban thờ Táo quân riêng, thường sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp, cùng với một mâm khác thắp hương ở bàn thờ gia tiên để thực hiện nghi lễ cúng chính.  

Nên cúng ông táo giờ nào? 

Theo phong lễ cúng Táo Quân nên tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp; Giờ cúng tốt nhất là vào trưa ngày 23, giờ Ngọ (từ 11 – 13h) – đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

Cúng ông Táo trước ngày 23 có được không?

Theo Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển ông công tác tại Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho biết. Quan niệm dân gian Lễ cúng ông Táo tốt nhất là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp và cần được thực hiện từ 11h – 13h là giờ Ngọ. 

Tuy nhiên, Tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng gia đình mà có thể cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp. 

Mâm cúng ông Táo mặn hay chay?

Tùy vào cách thể hiện tấm lòng của gia chủ với các vị thần mà nên trình bày mâm cúng có thể là cúng mặn hoặc cúng chay. Một mâm cỗ chay ngày 23 tháng chạp tròn đầy với mong ước gia đình sẽ được quây tụ sum vầy đầm ấm, hạnh phúc. 

Thông thường, khi cúng mâm chay đưa ông Táo sẽ gồm có các món sau: 

  • Ba bộ mũ ông Táo, gồm có: 2 mũ Táo ông + 1 mũ Táo bà. Mũ Táo ông có cánh chuồn và mũ Táo bà thì không có 
  • Cá chép được dùng làm phương tiện chở các Táo đi về thiên đình và sau đó chuyến ngược lại
  • Xôi gấc
  • Chè đậu trắng
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Vàng mã
  • Hương nhang
  • Hoa quả cúng
  • Gạo muối.

Đối với mâm cỗ mặn, phần lớn cũng được trưng bày như mâm chay nhưng sẽ có thêm những món mặn, như là: thịt luộc, đĩa xào thập cẩm, chả giò, chả lụa,… Tuỳ theo từng văn hóa, địa lý mâm cúng có những món khác nhau cùng với các món vật cơ bản để giữ hương vị xưa. 

Bộ giấy cúng ông Táo gồm những gì?

Tùy vào mỗi vùng địa lý, vùng miền mà bộ đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo sẽ có những thứ khác nhau cần chuẩn bị. Thông thường, đi kèm mâm cỗ là lễ vật gồm có 2 mũ của hai Táo ông và 1 mũ của Táo bà. Mũ của Táo ông sẽ có thêm hai cánh chuồn, còn mũ của Táo bà thì không và được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lấp lánh với kim tuyến nhiều màu sắc. Đôi khi, một số gia đình người ta chỉ cúng tượng trưng 1 cỗ mũ ông Công đi kèm theo áo và một đôi hia làm bằng giấy.

Được biết, theo phong tục miền Trung, nhiều gia đình còn chuẩn bị ngựa bằng giấy với yên và cương đầy đủ. Miền Nam thường cúng đơn giản với đôi hia, mũ, quần áo bằng giấy.

Văn khấn ông Công ông Táo như thế nào? 

Mặc dù hiện nay còn khá nhiều quan niệm khác nhau về việc cúng ông Công ông Táo, cúng ông táo ở đâu thế nào. Theo Phong Thủy Natu, dù thực hiện lễ cúng này ở bếp hay ở bàn thờ riêng, hay là ở bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

Nguồn tham khảo

Exit mobile version